Đậu sử dụng các vi khuẩn trong đất để hút ni tơ từ không khí. Quá trình tự nhiên này thay thế nhu cầu bổ sung phân đạm cho cây đậu, điều đó có nghĩa là đậu sử dụng phân nửa nguồn năng lượng bổ sung so với cây trồng khác.
Khi đất được bón đạm dưới hình thức phân chuồng, phân bón, hoặc phần bỏ lại của cây trồng, các vi sinh vật chuyển hóa một số đạm này thành ô xít ni tơ, một loại khí nhà kính rất mạnh. Ô xít ni tơ mạnh gấp 300 lần khí CO2 và chiếm khoảng 46% khí thải nhà kính từ nông nghiệp toàn cầu1.
Bởi vì lượng khí thải nhà kính liên quan tới trồng trọt chủ yếu tạo ra bởi phân đạm, cây đậu bổ sung đạm và tạo ra ít các bon hơn so với cây trồng khác.
CÂY ĐẬU VỚI CÁC HẠT Ở RỄ TẠO RA ĐẠM
Khi cây đậu trưởng thành, chúng sử dụng từ 1/2 tới 1/10 lượng nước so với các nguồn đạm khác. Nhiều cây đậu thích ứng với môi trường khô, làm cho chúng rất thích hợp với các khu vực dễ bị hạn hán.
Cây đậu như đậu Hà lan và đậu lăng hút nước ở độ sâu thấp hơn, để lại nguồn nước sâu hơn trong đất cho cây trồng năm tiếp theo. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng nước cho cả vòng quay trồng trọt.
LƯỢNG NƯỚC TIÊU THỤ KHI SẢN XUẤT ĐẬU
Cây đậu tạo ra nhiều hợp chất khác nhau nuôi dưỡng các vi sinh vật trong đất và làm lợi cho đất. Sau khi cây đậu đã được thu hoạch, phần còn lại của cây trồng rất giàu đạm, cung cấp dưỡng chất bổ sung cho cây trồng tiếp theo.
Việc trồng đậu luân canh với các cây trồng khác làm cho đất có thể hỗ trợ lượng lớn hơn, đa dạng hơn các quần thể vi sinh vật trong đất, giúp duy trì và tăng cường độ màu mỡ cho đất.
TRỒNG ĐẬU LUÂN CANH VỚI CÂY TRỒNG KHÁC NUÔI DƯỠNG
VI SINH VẬT TRONG ĐẤT VÀ LÀM GIÀU CHO ĐẤT.
• Đậu cung cấp điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển.
• Phá vỡ chu kỳ của côn trùng, cỏ và mầm bệnh
• Tăng sự đa dạng của vi sinh vật, cho cây trồng tiếp cận nhiều dưỡng chất hơn.
Nguồn: www.pulses.org
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn